Sáng 27/02/2012, Sở Y tế Khánh Hòa tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 57 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2012). Đến dự lễ kỷ niệm có đồng chí Lê Thanh Quang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa và đồng chí Lê Xuân Thân – Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Năm nay, ngành Y tế tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam ngay sau Tết Nguyên đán Nhâm Thìn, khi mà không khí vui tươi đón chào năm mới vẫn còn tràn ngập trong lòng tất cả mọi cán bộ CNVC-LĐ ngành Y tế, bên cạnh một tâm trạng phấn chấn trước những thành tựu to lớn mà năm 2011 ngành Y tế tỉnh nhà đã đạt được trong việc chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân ngày càng được tốt hơn. Tại buổi lễ, các đại biểu và cán bộ y tế ôn lại truyền thống 57 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam xây dựng và từng bước phát triển và đọc thư của Bác Hồ gửi cán bộ, công nhân viên ngành Y tế. Được biết, những thành tựu của ngành Y tế Khánh Hòa đã đạt được trong những năm qua, đặc biệt là trong năm 2011 được sự quan tâm sâu sắc và sự chỉ đạo thường xuyên liên tục của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Khánh Hòa, sự phối hợp hỗ trợ có hiệu quả của các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị đoàn thể xã hội, các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp, bên cạnh sự hợp tác với các đơn vị trong và ngoài nước, các tổ chức phi Chính phủ, tổ chức quốc tế... Bên cạnh với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức ngành Y tế toàn tỉnh, công tác y tế tỉnh nhà có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tích cực góp phần nâng cao sức khỏe cho người dân. Tất cả các cơ sở hạ tầng được đầu tư nâng cấp, bộ mặt của các cơ sở y tế đã có nhiều đổi mới, đội ngũ y, bác sĩ và cán bộ khoa học kỹ thuật được đào tạo nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ. Tinh thần thái độ phục vụ người bệnh có nhiều chuyển biến tiến bộ, các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế đã được triển khai đồng bộ có hiệu quả, với tinh thần năng động sáng tạo chủ động phòng, chống dịch, ngành Y tế Khánh Hòa đã khống chế tốt các dịch bệnh, không để xảy ra dịch lớn, đẩy mạnh liên tục và thường xuyên công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe dưới nhiều hình thức, công tác giám sát, ngăn ngừa tình trạng lây lan và phát triển của các loại dịch bệnh góp phần chăm lo bảo vệ sức khỏe, tinh thần cho nhân dân. Hầu hết các bệnh viện đều sử dụng đạt và vượt công suất sử dụng phòng bệnh; công tác kiểm dịch y tế quốc tế, vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, sức khỏe môi trường, phòng chống các rối loạn do thiếu iốt được ngành thực hiện tốt với gần 4.630 bệnh nhân bướu cổ được phát hiện và điều trị; hơn 9.000 lượt người được khám bệnh nghề nghiệp, kiểm dịch hơn 98.000 lượt xuất, nhập quá cảnh qua cửa khẩu biên giới. Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế như ATVSTP, dân số và KHHGĐ, phòng chống bệnh lao, phong, sốt rét, sốt xuất huyết, tăng huyết áp, đái tháo đường, tiêm chủng mở rộng, chăm sóc sức khỏe sinh sản... đã đạt được hiệu quả khá cao và một số chỉ tiêu vượt kế hoạch đã đề ra từ đầu năm. Công tác khám, chữa bệnh từng bước được nâng cao về số lượng cũng như chất lượng, trong năm 2011 toàn ngành với hơn 4,2 triệu lần khám chữa bệnh đạt 109,6% kế hoạch; 176.380 bệnh nhân được điều trị nội trú; phẫu thuật các loại được thực hiện gần 21.000 ca. Từ nhiều năm qua, đặc biệt là năm 2011, thực hiện tốt đề án 1816 của Bộ Y tế, ngành Y tế Khánh Hòa đã thường xuyên cử luân phiên bác sĩ xuống y tế cơ sở để hỗ trợ và đào tạo tại chỗ và nhận nhiều đơn vị trong và ngoài nước về chuyển giao kỹ thuật, cầm tay chỉ việc, đào tạo tại chỗ và gửi đi đào tạo nâng cao tay nghề. Chính vì vậy, trong năm 2011, ngành Y tế Khánh Hòa đã triển khai và áp dụng thành công nhiều phẫu thuật, kỹ thuật mới trong điều trị như: Thay khớp háng toàn phần; chẩn đoán vỡ bàng quang bằng siêu âm tại giường kết hợp với bơm dung dịch NaCl 0,9% vào bàng quang; phẫu thuật thay khớp gối theo thế hệ mới; phẫu thuật tái tạo dây chằng trụ - quay trên; kỹ thuật mổ tim hở, nội soi cắt tử cung; kỹ thuật điều trị bàn chân khoèo, vẹo tủy, dị tật xương ức, điều trị liệt vùng thần kinh cánh tay, bàn tay, mổ sứt môi, can thiệp mạch vành mãn tính, phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống, gãy đốt sống cổ... Bên cạnh những thành tựu về chuyên môn chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân, năm 2011, ngành Y tế Khánh Hòa cũng đạt nhiều thành công nổi bật như: Quy hoạch phát triển ngành Y tế Khánh Hòa đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt và tầm nhìn đến năm 2030; năm đầu tiên thực hiện khoán chi kinh phí đến từng trạm Y tế xã, phường, thị trấn; đã được công nhận thực hiện xong “loại trừ bệnh phong” trên địa bàn toàn tỉnh... với những thành tích trên. Năm 2011, toàn ngành có 6 cá nhân được công nhân là Thầy thuốc ưu tú; Sở Y tế và Thanh tra Sở Y tế được Bộ Y tế trao tặng cờ thi đua; 15 tập thể và 22 cá nhân được Bộ Y tế tặng bằng khen; 100 cá nhân được Bộ Y tế trao tặng kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân; 08 tập thể được UBND tặng bằng khen lao động xuất sắc; Bệnh viện Tâm thần được UBND tỉnh trao tặng cờ thi đua; 02 tập thể và 30 cá nhân được UBND tỉnh tặng bằng khen... và nhiều khen thưởng khác. Để đạt được những thành tích và thành tựu nổi bật trên, lãnh đạo Sở Y tế; các đơn vị trực thuộc Sở; đội ngũ y, bác sĩ; cán bộ CNVC-LĐ toàn ngành đã ra sức nổ lực, phấn đấu không ngừng với tinh thần làm việc tận tụy hết mình, không quản ngại khó khăn, gian khổ với phương châm tất cả vì người bệnh thương yêu, vì sức khỏe nhân dân, thầy thuốc phải như hoặc hơn mẹ hiền đúng với trách nhiệm cao quý mà xã hội và nhân dân đã giao phó “Lương y như từ mẫu”. Song, bên cạnh đó là sự đoàn kết nhất trí cao cùng với tinh thần dám nghĩ, dám làm, năng động và sáng tạo, biết tranh thủ và chóp lấy thời cơ, tận dụng và huy động tốt các nguồn lực, trí lực và vật lực của tập thể, lãnh đạo, cán bộ CNVC-LĐ trong toàn ngành.
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Lê Thanh Quang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa ghi nhận và biểu dương những nổ lực và thành tích của ngành Y tế đã đạt được trong những năm qua và trong năm 2011. Đồng thời yêu cầu ngành Y tế khắc phục nhanh và hiệu quả tốt một số nhiệm vụ sau:
1. Không ngừng giáo dục, nâng cao y đức cho người cán bộ y tế trong nền kinh tế tri thức. Vì vậy cần phải gắn việc giáo dục y đức với phong trào thi đua yêu nước, xây dựng các cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến, khen thưởng động viên kịp thời gương người tốt, việc tốt. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh những biểu hiện vi phạm về y đức, dược đức.
2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả khám, chữa bệnh. Cụ thể: Bệnh viện Đa khoa tỉnh nói riêng và các bệnh viện huyện, thị xã, thành phố phải tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ chuyên khoa cao và sâu để tiếp cận và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị sẽ được đầu tư. Sẵn sàng tiếp nhận kỹ thuật cao và chủ động xây dựng kế hoạch để chuyển giao một số kỹ thuật cho tuyến trước. Các cơ sở điều trị tăng cường tiếp tục duy trì và chấn chỉnh việc thực hiện các quy chế chuyên môn trong bệnh viện, nhất là quy định về giao tiếp, nguyên tắc ứng xử với người bệnh và người nhà người bệnh và cán bộ nhân viên y tế với nhau. Đầu tư và chú trọng công tác quản lý bệnh viện, có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý bệnh viện và quản lý ngành. Cải tiến cách thức tổ chức phục vụ người bệnh phù hợp và hiệu quả, nhất là việc thực hiện các thủ tục hành chính khi tiếp nhận và cấp cứu người bệnh. Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, tập trung vào các đề tài phục vụ trực tiếp các vấn đề giải quyết sức khỏe nhân dân, ngăn ngừa các bệnh tật xảy ra theo mô hình của nước công nghiệp phát triển, đồng thời từng bước nghiên cứu tập trung vào các lĩnh vực mũi nhọn, chuyên sâu với kỹ thuật cao tại các cơ sở điều trị tuyến tỉnh. Phấn đấu nâng cấp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa trở thành Bệnh viện Đa khoa vùng.
3. Thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khỏe, nhất là đối với người có công, người trong diện chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc…
4. Thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ xã hội hóa trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân:
Xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân chính là sự phối hợp hành động một cách có kế hoạch mọi nguồn lực và mọi lực lượng xã hội, theo định hướng chiến lược quốc gia. Bên cạnh vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự điều hành của chính quyền, ngành Y tế cần phải thể chế hóa nội dung của đề án xã hội hóa ngành Y tế để huy động các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và mọi người dân tham gia một cách tích cực và chủ động. Trong điều kiện hiện nay, việc tranh thủ và huy động các nguồn lực của mọi thành phần kinh tế là điều quan trọng và cần thiết. Đa dạng hóa các loại hình khám chữa bệnh (nhà nước, tập thể, tư nhân), trong đó y tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Có chính sách khuyến khích, động viên những tổ chức cá nhân có khả năng thành lập bệnh viện tư nhân, nhằm giải quyết tình trạng quá tải cho các cơ sở y tế công lập. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra để chấn chỉnh hoạt động hành nghề y dược tư nhân.
5. Tích cực chủ động trong công tác vệ sinh phòng bệnh, phòng chống dịch, kịp thời phát hiện và ngăn chặn không để dịch lớn xảy ra. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát vệ sinh môi trường, vệ sinh lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm; tiếp tục duy trì, củng cố và nâng cao năng lực tổ chức, quản lý, chuyên môn cho mạng lưới cán bộ làm công tác y tế dự phòng.
Nth: BS Minh (Theo Minh Sơn TTGDSKKH)